Văn Học Việt Nam Đổi Mới - Từ Những Điểm Nhìn Tham Chiếu - TS Phan Tuấn Anh
- Thương hiệu: NXB Văn Hoá Văn Nghệ
-
Thông tin chi tiết
-
Mô tả sản phẩm
-
Bình luận sản phẩm
Mỗi lần gặp tác giả cuốn sách này, TS. Phan Tuấn Anh, tôi thường hỏi: “Thế nào, cuốn Thi pháp tiểu thuyết hiện thực huyền ảo của García Márquez” sắp ra mắt chưa? Đáp lại câu hỏi của tôi bao giờ cũng là tiếng cười và câu nói: “Dạ! Khoan chút thầy ạ”. Chẳng là, trước đây, tôi có dịp tham gia Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ của Phan Tuấn Anh với đề tài nói trên, công trình được đánh giá xuất sắc, các nhà khoa học trong Hội đồng đều đề nghị tác giả tích cực sửa chữa để sớm công bố dưới dạng một cuốn sách chuyên khảo. Cũng cả năm rồi không gặp lại, cuối năm rồi, khi gặp nhau tại Hà Nội, dường như biết tôi sắp hỏi câu hỏi cũ, Phan Tuấn Anh đã chìa ra bản thảo cuốn sách này với dòng đề tặng, kèm theo lời phân trần: “Em thích văn học đương đại, làm cuốn này đã, cuốn kia để sau”. Tôi bỗng nhớ có lần Nguyễn Huy Thiệp cũng nói với tôi cái ý đại loại như thế. Biết tôi đang nghiên cứu một tác giả quá khứ, anh nói: “Các nhà văn, nhà lý luận xưa dù lớn thật, song dù sao cũng là cái qua rồi, nên sống với thời mình ông ạ”. Tôi thường bị ám ảnh bởi câu nói ấy của Nguyễn Huy Thiệp và cũng dần điều chỉnh công việc của mình cho cập thời.
Tinh thần chung trong cuốn sách của Phan Tuấn Anh rất phù hợp với tên của nó: Văn học Việt Nam đổi mới – từ những điểm nhìn tham chiếu. Nó cho thấy nhà phê bình sống rất nhiệt tình với văn học đương đại, hào hứng viết về các nhà văn, nhà phê bình thuộc thế hệ mình. Anh gọi văn học Việt Nam đương thời là văn học hậu hiện đại chưa hoàn toàn, những người cầm bút cùng lứa là “thếhệF”. Đấy là những cây bút “trưởng thành” đầu thế kỷ XXI, vào thời của tin học hóa và truyền thông, sách điện tử (ebook) thay cho sách in. Cuốn sách đề cập đến hầu hết những chủ đề cốt yếu của đời sống văn học đương đại: tiểu thuyết viết về chiến tranh sau “Đổi mới”, văn học trong thời đại thông tin, hệ hình văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, văn của Nguyễn Huy Thiệp, văn học với độc giả trẻ hiện nay...
Ngòi bút của Phan Tuấn Anh có thiên hướng bao quát, tổng kết. Đây cũng là sự “trái lẽ thường” trong giới phê bình. Ở ta, thường thì các nhà phê bình đi vào tổng kết, khái quát khi đã có thâm niên trong nghề, còn các nhà phê bình trẻ thường làm việc với các “trường hợp cụ thể”. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ tuyệt vời. Bài tiểu luận bất hủ “Một thời đại trong thi ca”, một bản tổng kết, một cái nhìn bao quát về phong trào
Thơ mới được viết khi Hoài Thanh mới 27 tuổi. Quả thật cái sự “già” và “trẻ” trong viết lách không hẳn phụ thuộc vào thâm niên nghề nghiệp và tuổi tác mà phụ thuộc vào sự bùng nổ của năng lượng sống, năng lượng sáng tạo. Ta thấy không ít cây bút những năm tuổi trẻ viết rất già (cỗi), khi cuối đời lại viết rất trẻ trung. Tôi nghĩ đến nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu. Những trang viết tài hoa, đầy hứng khởi về tiểu thuyết Số đỏ, kịch Nguyễn Huy Tưởng, thơ Hoàng Cầm, ra đời khi ông đã ngoại lục tuần.
Cuốn sách của Phan Tuấn Anh là cách nhìn, sự tự ý thức về thế hệ cầm bút của mình, về văn học của thời mình. Trong đó quả thật có một số vấn đề cần phải trao đổi thêm. Cái đáng quý là ở nhiệt hứng sống và viết, là sự tự tin trong thể hiện của tác giả. Vả lại như tên cuốn sách đã nói, đây chỉ là một “cái nhìn tham chiếu”.
Mã hàng | 9786046853817 |
---|---|
Nhà Cung Cấp | NXB Tổng Hợp TPHCM |
Tác giả | TS Phan Tuấn Anh |
NXB | NXB Văn hóa Văn nghệ |
Năm XB | 2019 |
Trọng lượng (gr) | 300 |
Kích Thước Bao Bì | 14.5 x 20.5 |
Số trang | 283 |
Hình thức | Bìa Mềm |
PGS. TS. Hồ Thế Hà - "Xuất phát từ sự phong phú và tiềm tàng của nền văn học đa trị, đa phong cách mà phạm vi của nó là nhiều đối tượng, nhiều khu vực văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới có khả năng kích hoạt sự phát triển của cả nền văn học trong tương lai, Tiến sĩ Phan Tuấn Anh đã tham chiếu chúng từ nhiều lý thuyết, nhiều hệ hình phê bình văn học, nhất là lý thuyết văn học hậu hiện đại để giải mã chung một cách mới mẻ, linh hoạt, nhằm chỉ ra sự vận động hợp quy luật trong sáng tạo của tác giả và tiếp nhận của độc giả thời hiện đại và đương đại mà nền tảng quyết định sự kích hoạt hiệu quả của chúng là đường lối đổi mới của Đảng (1986) về văn học nghệ thuật. Tập sách, vì vậy là một thức nhận mới mẻ và năng động, đa diện và đa chiều của của tác giả Phan Tuấn Anh - nhà lý luận phê bình luôn có ý hướng tìm tòi và cách tân cách đọc văn chương Việt hiện đại và đương đại; mong hướng đến sự đổi mới lý luận và phê bình văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa và liên ngành hóa. Theo đó, công trình tích hợp được nhiều điểm nhìn tham chiếu phái sinh mới mẻ, tạo ra nhiều cách đọc đồng sáng tạo cho độc giả, cả độc giả