0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

-25%
Tổng Đốc Lê Hoan (1856-1915) - Phan Trường Sơn

Tổng Đốc Lê Hoan (1856-1915) - Phan Trường Sơn

120,000₫ 160,000₫
Tình trạng : Còn hàng
  • Thương hiệu: NXB Tổng Hợp TPHCM
   Cho vào giỏ hàng
   Mua ngay

Thực dân Pháp thì nghi ngờ và buộc tội ông là chơi trò hai mặt, cấu kết với phỉ (Đề Thám) và cuối cùng là tội phản bội.

Triều đình nhà Nguyễn do hai nhà vua yêu nước là Thành Thái và Duy Tân thì cho rằng ông là một viên quan trẻ tuổi, yêu nước và có năng lực nên rất mực nâng đỡ.

Còn dân chúng và sĩ phu Bắc Hà thời đó thì đánh giá ông là một người hại dân, hại nước, làm tay sai cho Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Họ nghĩ như vậy cũng đúng thôi bởi vì về mặt chính thức, ông được giao nhiệm vụ như vậy.

Thời gian càng lùi xa về quá khứ, những thông tin về Lê Hoan ở cả hai phía Việt Nam và Pháp ngày càng nhiều thêm, đặc biệt trong các tài liệu của Cục Lưu trữ Hải ngoại Pháp và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, nhiều bài viết, sách, báo đã đưa ra ánh sáng rất nhiều bằng chứng mới về cuộc đời của ông.

Là người sinh ra sau ông cả trăm năm nhưng tôi rất quý trọng con người ông nên đã ra sức tìm tòi, sưu tập các tài liệu và chắp nối các thông tin ngõ hầu có thể dựng lại một cách trung thực, khách quan về cuộc đời của ông.

Sau rất nhiều suy luận và đánh giá thấu đáo, tôi tin tưởng rằng: Lê Hoan là một sĩ phu yêu nước phải sống trong vỏ bọc là một quan lại làm việc mẫn cán cho Pháp.

Ông như là một người hoạt động đơn tuyến, các việc làm của ông đều do ông quyết định, không ai biết và không ai có thể minh oan cho ông sau này. Khi ông mất đi đã mang theo tất cả bí mật. Vì vậy, cho dù ai đó có đủ tư liệu đến đâu để chứng minh rằng ông là một sĩ phu yêu nước thì có thể vẫn còn nhiều người không tin như vậy.

Lê Hoan có biết điều đó không? Tôi nghĩ là ông có biết! Chính vì vậy, trong lời nói đầu của cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Lam Xuân Thu, ông đã mượn lời của Lê Lợi mà tâm sự rằng: “Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều Ngụy. Lúc thời cơ tới thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà”.

Tiếc rằng ông đã mất khi thời cơ chưa đến, chưa tiêu diệt được thực dân Pháp. Mộng ước thì lớn nhưng không được toại nguyện.

Tác giả cuốn sách này mong muốn ghi lại toàn bộ cuộc đời của ông từ khi sinh ra đến khi mất, các tài liệu đều được xem xét rất cẩn thận, được đối chiếu kỹ lưỡng từ nhiều nguồn có liên quan. Để giúp bạn đọc tiện tham khảo và có góc nhìn đa chiều hơn, tôi xin in kèm các tư liệu mà tôi sưu tầm được từ thư viện, sách báo, tạp chí ở phần Phụ lục. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả có các tài liệu được trích dẫn trong cuốn sách này mà tôi chưa có dịp xin phép trước, vì không biết địa chỉ và hoàn cảnh xa xôi, dịch bệnh.

Lê Hoan là một nhân vậtlịch sử có quá nhiều bí ẩn và cũng còn nhiều đánh giá trái chiều. Vớithành ý muốn góp phần làm sáng tỏ hơn về nhân vật này, trên cơ sở những tư liệu thu thập được và sự đánh giá theo quan điểm cá nhân nên cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi sơ sót, mong độc giả lượng thứ.
 

Mã hàng
Nhà Cung Cấp
Tác giả
NXB
Năm XB
Ngôn Ngữ
Trọng lượng (gr)
Kích Thước Bao Bì
Số trang
Hình thức

Lê Hoan (1856 - 1915) đã mất cách đây hơn 100 năm. Để viết tiểu sử một người đã mất từ rất lâu như vậy là một việc rất khó khăn, đặc biệt là với một người có nhiều bí ẩn như Tổng đốc Lê Hoan.

Cuộc xâm lăng của thực dânPháp vào nước ta (hồi đó gọi là Đại Nam) cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã phân hóa tầng lớp sĩ phu và cả hảo hán thành nhiều lớp: - Một lớp đông đảo đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ thù, dứt khoát sống mái với địch (dù biết so sánh lực lượng rất chênh lệch về phía mình), sẵn sàng đem máu đào trả nợ non sông. - Một lớp khác là những kẻ cam tâm đầu hàng địch, tự nguyện làm tay sai cho giặc phản lại giống nòi. - Một lớp khác vì hoàn cảnh và vì nhiều điều kiện khách quan phải ra làm việc cho giặc, nhưng vẫn giữ được phẩm giá của mình. Trong số đó có một người không đi theo ba lớp người trên, ông biết lúc này chênh lệch lực lượng không có lợi cho mình nên trá hàng, tuy làm việc cho Pháp nhưng vẫn ngấm ngầm giúp đỡ nghĩa quân ở khắp mọi nơi, bí mật chuẩn bịlực lượng, chờ đợi thời cơ, để nếuthời cơ tới sẽ nổi lêndiệt giặc, khôiphục giang sơn,đó là Tổng đốc Lê Hoan.

Loading