0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

-25%
Thương Nhân Việt Nam Xưa - Vấn Đề, Nhân Vật Và Giai Thoại - Nguyễn Thanh Tuyền

Thương Nhân Việt Nam Xưa - Vấn Đề, Nhân Vật Và Giai Thoại - Nguyễn Thanh Tuyền

82,500₫ 110,000₫
Tình trạng : Còn hàng
  • Thương hiệu: NXB Văn Hoá Văn Nghệ
   Cho vào giỏ hàng
   Mua ngay

Thương nhân Việt Nam xưa - Vấn  đề, nhân vật và giai thoại

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuyền

Sinh năm 1989 tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Thạc sĩ Sử học, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Thương nhân Việt Nam xưa - Vấn  đề, nhân vật và giai thoại

LỜI GIỚI THIỆU

Hẳn ai cũng biết, loài người sẽ không thoát khỏi tình trạng mông muội nếu cứ duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. Thương nhân là một tầng lớp trung gian, thoát ly sản xuất để làm công việc buôn bán, trao đổi và họ từng bị dè bỉu, chê bai, phê phán, thậm chí bị nguyền rủa là kẻ “ngồi mát ăn bát vàng”, những kẻ “làm trò du thực”(1), những con người chỉ biết “làm giàu trên mồ hôi, xương máu của người khác”. Nhưng với cái nhìn khách quan, có thể thấy rằng, thương nhân là một bộ phận cấu thành xã hội, có vai trò hết sức quan trọng trong việc “phá bung” sự khép kín, “đập vỡ” những bức tường ngăn cách giữa các địa phương, vùng miền, các lãnh địa phong kiến,... góp phần vào sự thống nhất quốc gia, tạo điều kiện cho nền sản xuất phát triển, là tác nhân quan trọng cho sự hội nhập quốc tế của các quốc gia. Việc làm của họ, có lúc đã góp phần đưa loài người đến gần nhau hơn và trên hết, chính bàn tay và khối óc của họ đã trở thành động lực thúc đẩy sự đi lên của xã hội loài người từ trước tới nay. Nhất là trong thời buổi văn minh hiện đại, với khả năng lan tỏa mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới để rồi tiến tới xác lập nền kinh tế chia sẻ, thì người thương nhân - đúng hơn là doanh nhân càng thể hiện rõ vai trò to lớn trong đời sống xã hội.

Ở Việt Nam, hoạt động trao đổi, mua bán đã diễn ra từ rất sớm. Truyền thuyết chỉ ra rằng, ngay từ buổi đầu dựng nước, đã có những người theo đuổi nghề buôn. Trải hàng ngàn năm, kể từ sau thời Bắc thuộc, tầng lớp thương nhân Việt Nam không ngừng vươn lên khẳng định vị trí trong đời sống xã hội, nhiều người đã tạo được dấu ấn tốt đẹp đối với chính quyền và trong quần chúng nhân dân. Không ít người đã trở thành tấm gương về đạo đức kinh doanh như chân thực trong sản xuất và mua bán; lấy chữ tín làm đầu trong lập thân, lập nghiệp; tinh thần yêu nước và độc lập dân tộc, tinh thần thiện nguyện giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn... Những giá trị được tạo nên từ tư tưởng và nghĩa cử của không ít thương gia vẫn được xem là những bài học để đời cho hậu thế. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức của các đấng quân vương, của triều đình quân chủ, thân phận của tầng lớp thương nhân Việt Nam không mấy khi sáng sủa, không chỉ bị xếp vào hạng cuối cùng trong bậc thang xã hội “sĩ - nông - công - thương”, mà có khi còn phải hành nghề “bất hợp pháp”, phải hoạt động lén lút trước sự “ruồng bố” của chính quyền.


Ngày nay, doanh nhân đã có một chỗ đứng khá trang trọng với “Ngày của riêng mình” mà Đảng - Nhà nước và toàn xã hội tôn vinh ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Để có được vinh dự đó, họ phải nỗ lực phấn đấu để khẳng định mình, khẳng định những giá trị được tạo nên trong truyền thống dân tộc mà các thương nhân xưa - tiền bối của họ đã dày công hun đúc.


Những câu chuyện kinh doanh của cha ông, những triết lý và đạo đức nghề nghiệp mà tiền nhân lưu truyền cho hậu thế là cả một pho lịch sử bằng vàng, cần được lần giở từng trang để suy ngẫm, để định hướng cho sự thành công hôm nay và cho cả mai sau.


Tôi thật sự vui mừng và cảm thấy thú vị khi được đọc bản thảo tập sách THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM XƯA - VẤN ĐỀ, NHÂN VẬT VÀ GIAI THOẠI của Nguyễn Thanh Tuyền. Cuốn sách đề cập đến tầng lớp thương nhân từ thời lập quốc đến khi đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, một khoảng thời gian khá dài, cả hàng ngàn năm, với biết bao thăng trầm cùng dân tộc. Tôi rất đồng cảm và chia sẻ với tác giả, bởi khó có thể khảo cứu chuyên sâu về vấn đề này khi tư liệu không hề phong phú và độ xác thực khó lòng đảm bảo. Tất nhiên, đòi hỏi của lịch sử về một công trình chuyên khảo thương nhân Việt Nam là hết sức chính đáng và vô cùng cần thiết, song thiết nghĩ, đó là chuyện của tương lai, rất cần sự chung tay của nhiều nhà khoa học. Trước mắt, cuốn sách THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM XƯA - VẤN ĐỀ, NHÂN VẬT VÀ GIAI THOẠI sẽ là món quà quý giá và hữu dụng, bởi nó đã phác họa được bức tranh chung với những nét chấm phá về “một số vấn đề xuyên suốt trong tiến trình vận động của tầng lớp thương nhân” Việt Nam, qua đó “khắc họa phần nào diện mạo của tầng lớp thương nhân” trong từng giai đoạn lịch sử với những vấn đề cốt yếu trong đời sống xã hội, cũng như câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của một số thương nhân tiêu biểu, để hiểu thêm về nghề, về đời mà họ phải lặn ngụp vươn lên. Cuối cùng, tác giả cũng đã khái quát tính cách của giới thương nhân xưa - tiền thân của đội ngũ doanh nhân ngày nay trong lịch sử dân tộc Việt Nam.


Với tôi, như thế là quá đủ cho một sự tự tin để giới thiệu cuốn sách này đến với bạn đọc gần xa.
Tất nhiên, với tuổi đời còn trẻ, trước một vấn đề lịch sử xã hội khá phức tạp, tác giả khó vượt qua những giới hạn của bản thân trong xử lý thông tin và yêu cầu khoa học. Với ý nghĩa của sự ra đời tập sách, mong sao tác giả sẽ đón nhận được nhiều điều chỉ giáo và ý kiến chân thành của quý độc giả.
Với tinh thần quý mến và trân trọng, tôi xin giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM XƯA - VẤN ĐỀ, NHÂN VẬT VÀ GIAI THOẠI.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 3 năm 2019
PGS.TS. TRẦN THUẬN
(Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

1. Hoàng đế Lê Thánh Tông (1460 - 1497) từng khuyên dân chúng phải phân biệt rõ nghề gốc - nghề ngọn, không được “bỏ gốc theo ngọn”, “làm trò du thực”.

Mã hàng
Nhà Cung Cấp
Tác giả
NXB
Năm XB
Trọng lượng (gr)
Kích Thước Bao Bì
Số trang
Hình thức

Hẳn ai cũng biết, loài người sẽ không thoát khỏi tình trạng mông muội nếu cứ duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. Thương nhân là một tầng lớp trung gian, thoát ly sản xuất để làm công việc buôn bán, trao đổi và họ từng bị dè bỉu, chê bai, phê phán, thậm chí bị nguyền rủa là kẻ “ngồi mát ăn bát vàng”, những kẻ “làm trò du thực”(1), những con người chỉ biết “làm giàu trên mồ hôi, xương máu của người khác”. 

Loading