0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Thực Tại Xưa Nay - Nguyễn Thế Đăng

111,750₫ 149,000₫
Tình trạng : Còn hàng
  • Thương hiệu: Thái Hà Books
   Cho vào giỏ hàng
   Mua ngay

Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri

Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng

Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…

Với những Thiền sư Việt Nam cũng có rất nhiều tên để gọi nó. Nhưng dù gọi bằng danh từ gì, chỉ bày theo cách nào, thì cũng chỉ là một Thực Tại xuyên suốt dòng lịch sử Thiền.

Sau đây, chúng ta sẽ dạo những bước chân thăm dò, chiêm ngưỡng phần nào những gì các Thiền

sư ngày xưa đã muốn chỉ dạy, đã muốn truyền lại cho muôn đời sau. Chính sự tiếp cận của các ngài và cách thức làm cho người khác tiếp cận với Thực Tại - những điều làm nên cuộc đời của các ngài - đã làm nên Thiền Tông, cũng là dòng chảy chính của tâm linh và văn hóa Việt Nam.

Tác giả:

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

Trích đoạn sách:

Giải thoát sanh tử

Khi một trong những vấn đề chính của Phật giáo là giải thoát khỏi sanh lão bệnh tử, hay nói gọn là sanh tử, thì Thiền tông là một con đường của Phật giáo, chủ đề chính của Thiền phải là giải thoát khỏi sanh tử.

Nguyên nhân nào khiến có sanh tử? Tại sao có sanh tử? Trong Nói Rộng Về Bốn Núi (Phổ Thuyết Tứ Sơn), tức là giảng về bốn núi Sanh, Lão, Bệnh, Tử, vua Trần Thái Tông có bài kệ về núi Sanh như sau:

Trời đất nấu nung vạn tượng thành.

Xưa nay không móng cũng không manh

Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm

Liền trái vô sanh nhận có sanh

Mũi lưỡi đắm tham hương lẫn vị

Mắt tai mờ mịt sắc cùng thanh

Lang thang làm khách phong trần mãi

Ngày cách quê hương muôn dặm trường.

(HT. Thanh Từ dịch)

(Châu tể luân đào vạn tượng thành

Bản lai phi triệu hựu phi manh

Chỉ sai hữu niệm vong vô niệm

Khước bối vô sanh thọ hữu sanh

Tỵ trước chư hương thiệt tham vị

Nhãn manh chúng sắc nhĩ văn thanh

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách

Nhật viễn gia hương vạn lý trình.)

Sanh mở đầu cho tiến trình sanh, lão, bệnh, tử. Nhưng sanh khởi đầu bằng cái gì? Đó là do tâm sanh vậy (tâm khởi đầu tất cả các pháp, tâm làm chủ - kinh Pháp Cú). Thế giới có đầy đủ muôn hình tượng, tùy theo nghiệp mà có hình thể, có quá trình sanh trụ hoại diệt. Nhưng ở trong Nền Tảng, chúng có đó mà thật là không, động đó mà thật là không động.

Trong thật tế hay thật tướng, trong cái bản lai thì “không móng cũng không manh”, chưa từng có một hạt bụi dấy lên, sóng chưa từng tách lìa khỏi nước. Kinh Pháp Hoa nói: “Các Pháp từ xưa nay, thường tự tịch diệt tướng.” Chỉ vì tâm động cho nên có thế giới chỉ toàn là chuyển động, vì tâm phân biệt khởi lên nên có thế giới phân chia. Vì tư tưởng phân biệt khởi lên nên có thời gian cách biệt, không gian cách biệt.

Quá trình sanh tử chỉ là quá trình của tâm chuyển động thành tư tưởng phân biệt sai lầm. Nói

theo Kinh, Luận thì chỉ do “một niệm bất giác”, hoặc nói như ngài Trần Thái Tông, chỉ vì sai khác một cái bèn có niệm và như vậy là quên đi, lìa ngoài cái vô niệm. Chỉ một niệm sai khác bèn lìa khỏi Nhất Tâm để xoay chuyển, khúc xạ thành muôn ngàn thứ tâm, muôn ngàn sai biệt, muôn ngàn hình tướng, muôn ngàn vọng tưởng. Chỉ một niệm sai khác “liền trái vô sanh nhận có sanh”. Từ tâm sai khác một niệm, bèn có ý thức phân biệt chia cắt và rồi đi xa thêm trong việc sử dụng lầm lạc các giác quan. Một khi đã lìa khỏi vô niệm, vốn là bản tánh của tâm, vốn là thực tại nền tảng, lạc vào trong bộ máy nghiệp của tư tưởng và tri giác giác quan, thì mỗi ngày mỗi cách xa quê nhà, tức là thực tại “xưa nay không móng cũng không manh” vốn hằng hằng vô niệm, nghĩa là không bị vọng niệm làm ô nhiễm. Và bởi vì “xưa nay không móng cũng không manh” cho nên xưa nay không lìa khỏi đương niệm, nghĩa là vẫn muôn đời trước mắt.

Mục lục:

Tâm ấn Chư Phật

Tâm ấn: Thực tại thanh tịnh bản nhiên

Giải thoát sanh tử

Thực tại trước mắt

Hiện tại vĩnh cửu

Cái chính mình: Bốn mắt nhìn nhau

Hành động: Từ tự do đến tự do

Nền tảng của đời sống

Con đường của sự rõ tâm

Tiếp xúc với thực tại

Cái cười giải thoát của đức vua:

Thiền sư Trần Nhân Tông

Phật Tâm Ca của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Sen nở trong lò lửa vẫn tươi

Mùa xuân vạn thụ khai hoa

Phật tánh và Thiền Tông Việt Nam

Trần Thánh Tông, một ngôi sao sáng của thiền học đời Trần

Cái Thấy thực tại

Tâm là Như Lai Tạng - Thiền sư Thường Chiếu

Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca của

Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

Tìm trong sống chết

Thiền Tông Việt Nam qua Thiền sư Cứu Chỉ

Con đường thiền qua chỉ dạy của

Thiền sư Hương Hải

Trần Nhân Tông: Nước Phật xuân không cùng

Bên kia trăng gió vẫn thênh thang

Trần Nhân Tông: Muôn sự nước trôi nước, trăm năm lòng nói lòng

Tâm Tâm Làm Phật, Chốn Chốn Cõi Phật

Niệm niệm tương ưng, Niệm niệm thành Phật

Sự tự do của đại dụng hiện tiền

Thấy chân thường, thấy mùa xuân vĩnh cửu

Hoa tàn hoa nở chỉ là xuân

Mã hàng8935280914391
Tên Nhà Cung CấpThái Hà
Tác giảNguyễn Thế Đăng
NXBHà Nội
Năm XB2023
Trọng lượng (gr)380
Kích Thước Bao Bì20.5 x 13 x 1.6 cm
Số trang336
Loading