Nuôi Dạy Trẻ Dưới Góc Nhìn Kinh Tế Học - Makiko Nakamuro
- Thương hiệu: Thái Hà Books
-
Thông tin chi tiết
-
Mô tả sản phẩm
-
Bình luận sản phẩm
Nuôi dạy trẻ dưới góc nhìn Kinh tế học sẽ lật ngược những “niềm tin cố hữu” trong giáo dục bằng chứng cứ khoa học. Những niềm tin như:
- Không được dùng phần thưởng để dụ trẻ;
- Khen trẻ là tốt;
- Chơi trò chơi điện tử làm tăng tính bạo lực ở trẻ.
Dưới góc nhìn Kinh tế học giáo dục tác giả đưa ra những lời khuyên hoàn toàn ngược lại:
- Dùng phần thưởng để dụ trẻ là tốt
- Không được khen trẻ
- Chơi trò chơi điện tử không làm tăng tính bạo lực ở trẻ.
Những lời khuyên này được đưa ra từ những nghiên cứu của tác giả về nuôi dạy trẻ dựa trên những phân tích dưới góc độ Kinh tế học, hoàn toàn dựa trên những con số, những chương trình thực nghiệm hay những nghiên cứu lớn nhỏ của các nhà nghiên cứu về giáo dục đến từ các trường đại học danh tiếng. Những quan điểm nuôi dạy trẻ dựa trên đong đếm của Kinh tế học có thể trái ngược với những quan điểm nuôi dạy trẻ truyền thống, nhưng với cách phân tích đầy khoa học dựa trên thực nghiệm thực tế, được chứng mình bởi tính quy luật được rút ra từ việc quan sát và thống kê ở một số lượng lớn cá thể, tác giả đã đưa ra được những quan điểm mới rất thuyết phục đồng thời áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy của mình trong việc uốn nắn và giáo dục trẻ.
Ngoài những quan điểm về giáo dục trẻ trên, các phần tiếp theo trong Nuôi dạy trẻ dưới góc nhìn Kinh tế học sẽ đưa ra các nghiên cứu và trả lời cho những câu hỏi như:
- Việc “học” có thực sự quan trọng đến vậy?
- Mô hình lớp học ít thành viên liệu có hiệu quả?
- Thế nào là một giáo viên tốt?
Cuốn sách dành cho những bậc cha mẹ quan tâm đến những kỹ năng nuôi dạy trẻ được phân tích dựa trên những cơ sở dữ liệu khoa học của Kinh tế học Giáo dục, một lĩnh vực thuộc Kinh tế học. Phụ huynh nếu đọc càng sớm cuốn sách này khi các con còn nhỏ thì sẽ càng thu được những lợi ích quý báu, bởi phương châm của cuốn sách là đầu tư vào con người có lợi nhất khi con đang ở lứa tuổi mầm non, và lý do đã được chứng minh rất rõ qua những con số mà cuốn sách nhắc đến.
“Con người có thể nói dối nhưng dữ liệu thì không. Việc phân tích các dữ liệu thu thập được để hiểu rõ cấu trúc xã hội có khả năng lớn đến đâu trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta, đó là điều mà tôi mong các bạn hiểu được.” - Makiko Nakamuro
Mục lục:
Lời mở đầu
Chương 1: Trải nghiệm thành công của người khác có áp dụng được với con mình?
Chương 2: Có được dùng phần thưởng để “dụ” trẻ?
Chương 3: Việc “học” có thực sự quan trọng đến vậy?
Chương 4: Mô hình “Lớp học ít thành viên” liệu có hiệu quả?
Lời kết
Tài liệu tham khảo
Trích đoạn sách:
Bằng chứng khoa học theo định nghĩa của các nhà Kinh tế học
Việc trước tiên mà các nhà Kinh tế học làm để trả lời cho câu hỏi “Nền giáo dục như thế nào sẽ giúp nuôi dạy một đứa trẻ thành công?” là số liệu hóa những khái niệm vô hình mà mắt thường không nhìn thấy được. Các nhà Kinh tế học không đánh giá hiệu quả của giáo dục bằng những cụm từ mang nặng tính chủ quan như “đôi mắt ngời sáng của lũ trẻ” hay “sức sống luôn căng tràn ở trường học”. Họ cũng không coi những thứ thường xuất hiện tùy tiện trong các báo cáo của Chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ như các phiếu điều tra xã hội học được phát cho học sinh, trong đó có câu hỏi “Các em có hài lòng không?” là bằng chứng khoa học. Thay vào đó, họ chỉ ra sự thật dựa trên các con số khách quan.
Cũng có những ý kiến cho rằng hiệu quả của giáo dục không thể được đo bằng các con số. Tuy nhiên, cá nhân tôi không mấy tán thành với quan điểm này. Tất nhiên, không phải mặt nào của giáo dục cũng được thể hiện bằng con số, nhưng gần đây, với sự hỗ trợ của Kinh tế học và Tâm lý học, mặc dù còn rất nhiều phỏng đoán nhưng việc “số liệu hóa” tính hiệu quả của giáo dục đã bắt đầu trở thành hiện thực. Ngoài ra, các chính sách trong những lĩnh vực khác, như chính sách chống biến đổi khí hậu hay chính sách xây dựng đường cao tốc, cũng đều được số liệu hoá khi đánh giá tính hiệu quả. Nếu không làm vậy, hẳn chính quyền sẽ không có được sự đồng thuận từ những người dân đóng thuế hằng năm. Lĩnh vực giáo dục có lẽ cũng không phải là ngoại lệ. Một việc nữa mà các nhà Kinh tế học đang làm là chỉ ra mối quan hệ nhân quả trong câu hỏi “Nền giáo dục như thế nào sẽ giúp nuôi dạy một đứa trẻ thành công?”. Do cụm từ “quan hệ nhân quả” rất hay bị dùng sai nên ở đây tôi sẽ nêu một vài ví dụ và giải thích thêm về điều này. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã sử dụng kết quả thu được từ một chương trình kiểm tra học lực có tên là Khảo sát tình trạng học tập – học lực trên toàn quốc để phân tích mối quan hệ giữa môi trường gia đình và thành tích học tập của trẻ. Dựa trên kết quả phân tích này, người ta kết luận: “Trường hợp những trẻ sinh ra trong gia đình không giàu có và cha mẹ học vấn thấp nhưng vẫn có thành tích học tập cao đều mang một đặc điểm chung nổi bật: các em rất chăm chỉ đọc sách ở nhà.” Kết luận này đã được các phương tiện truyền thông sử dụng và truyền đi thông điệp “Cho trẻ đọc sách là việc rất quan trọng.” Trên thực tế thì thông điệp này có chính xác hay không?
Rất tiếc khi không thể nói rằng thông điệp này là đúng. Nó chứa đựng hai sai lầm: thứ nhất, cách diễn đạt như vậy dễ khiến người tiếp nhận thông tin liên tưởng đến mối quan hệ nhân quả giữa việc đọc sách và thành tích học tập. Quan hệ nhân quả và quan hệ tương hỗ đều là những cụm từ dùng để chỉ mối quan hệ giữa hai sự việc, tuy nhiên, giữa chúng có một điểm khác biệt căn bản. Quan hệ nhân quả mang ý nghĩa “Nguyên nhân A tạo ra kết quả B”, trong khi đó, quan hệ tương hỗ chỉ đơn giản mang ý nghĩa “A và B xảy ra đồng thời với nhau”. Quan hệ tương hỗ không nêu rõ đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả trong hai sự việc A và B. Có quan hệ tương hỗ không có nghĩa là có quan hệ nhân quả. Nói cách khác, không phải vì trẻ đọc sách mà thành tích học tập cao (quan hệ nhân quả), mà khả năng đơn thuần chỉ là những đứa trẻ có thành tích học tập cao thì hay thích đọc sách (quan hệ tương hỗ). […]
Mã hàng | 8935280906488 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Thái Hà |
Tác giả | Makiko Nakamuro |
Người Dịch | Nguyễn Thanh Bình |
NXB | NXB Lao động |
Năm XB | 2020 |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) | 200 |
Kích Thước Bao Bì | 20 x 13 cm |
Số trang | 214 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Cuốn sách dành cho những bậc cha mẹ quan tâm đến những kỹ năng nuôi dạy trẻ được phân tích dựa trên những cơ sở dữ liệu khoa học của Kinh tế học Giáo dục, một lĩnh vực thuộc Kinh tế học. Phụ huynh nếu đọc càng sớm cuốn sách này khi các con còn nhỏ thì sẽ càng thu được những lợi ích quý báu, bởi phương châm của cuốn sách là đầu tư vào con người có lợi nhất khi con đang ở lứa tuổi mầm non, và lý do đã được chứng minh rất rõ qua những con số mà cuốn sách nhắc đến.