Hồi Ký 40 Năm Đi, Yêu Và Viết - Huỳnh Dũng Nhân
- Thương hiệu: NXB Tổng Hợp TPHCM
-
Thông tin chi tiết
-
Mô tả sản phẩm
-
Bình luận sản phẩm
Nhưng báo đã chọn Nhân (hay ngược lại nhỉ?). Trong báo thì anh lại bén duyên với thể tài phóng sự. Ở đây cũng lại có cái duyên của hoàn cảnh thời cuộc nữa. Đó là nhờ vào cuộc đổi mới xã hội mà thể tài phóng sự, nhất là phóng sự báo chí, được hồi sinh. Một thời thể tài này bị chết. Vì phóng sự là viết về những sự nóng của đời sống, những sự đang gây bức xúc dư luận, những sự cần phải điều tra, phanh phui, chưa dễ có kết luận ngay. Nói đơn giản, phóng sự là phóng ngòi bút vào những sự có vấn đề nổi cộm, gay cấn. Thời mà phóng sự bị chết, bị mất tăm tích trên các trang báo là thời bị quan niệm cuộc sống là hoàn toàn tốt đẹp tươi sáng, là không có vấn đề gì gay cấn tiêu cực, là không được bôi xấu bôi đen. Nhân làm báo sau cái thời đó nên được may. May nữa là anh lại vào nghề và làm nghề tại một trung tâm năng động nhất của đời sống nói chung và đời sống báo chí nói riêng – TP Hồ Chí Minh. May thêm nữa là anh lại vào báo “Tuổi Trẻ” đầu tiên và rồi ra gắn chặt với báo “Lao Động” – hai tờ báo đi đầu trong cao trào đổi mới đất nước. Nhưng mấy cái may đó cũng chẳng thể tạo nên Nhân-báo nếu như không có máu báo trong Nhân. Máu ấy có lẽ được truyền gen từ người bố vốn là một nhà báo “bự” ở tờ báo Đảng – báo Nhân Dân. Và khi đã gắn mình với phóng sự thì Nhân-báo lại được sự cộng hưởng của Nhân-văn để mỗi bài viết vừa có chất báo lại thêm chất văn mang sức hút lôi cuốn người đọc.
Nhắc lại một chút ký ức để thấy Huỳnh Dũng Nhân đã học cả Văn và Báo. Ngay Nhân năng khiếu văn chương nghệ thuật cũng đã bộc lộ từ nhỏ, khi đang học sinh phổ thông đã có thơ, có tranh đăng báo, có truyện in sách. Sau này anh nổi tiếng ở báo, nhưng vẫn đều đều in thơ in truyện, có chân trong BCH Hội Nhà văn TP trước cả trong BCH Hội nhà báo. Và anh cũng đã trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.