Côn Đảo Từ Góc Nhìn Lịch Sử - Nguyễn Đình Thống
- Thương hiệu: NXB Tổng Hợp TPHCM
-
Thông tin chi tiết
-
Mô tả sản phẩm
-
Bình luận sản phẩm
Côn Đảo xưa gọi là quần đảo Côn Lôn “nguy nga đứng trấn giữa biển Đông” (theo Đại Nam nhất thống chí) như một pháo đài tiền tiêu trấn giữ vùng biển Đông - Nam của Tổ quốc. Từ năm 1862, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo, xây dựng nhà tù, đày ải những người Việt Nam yêu nước. Côn Đảo là nhà tù đầu tiên, qui mô lớn nhất và nổi tiếng tàn bạo như một “địa ngục trần gian” của chế độ thực dân ở Đông Dương. Lịch sử 113 năm của “địa ngục trần gian” Côn Đảo kể từ khi thực dân Pháp thiết lập nhà tù cho đến ngày hoàn toàn giải phóng (1862 - 1975) gắn với những trang sử tranh đấu oai hùng của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Phong trào đấu tranh của tù nhân Côn Đảo qua các thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ thực sự là bản anh hung ca về ý chí kiên cường, trở thành tượng đài về lòng yêu nước và tinh thần lạc quan cách mạng của bao lớp tù nhân yêu nước, như lời cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Côn Đảo là một di tích lịch sử vĩ đại; Côn Đảo là một trường học lớn cho các thế hệ mai sau”. 37 năm qua kể từ ngày giải phóng (1975 - 2012), Côn Đảo là một huyện của tỉnh Hậu Giang (1977), một quận của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (1979), một huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1991), một huyện đảo tiền tiêu trên thềm lục địa phía Nam với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Côn Đảo trở thành mảng đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Là một người gắn bó suốt nhiều năm với vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Thống đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu mảng đề tài này. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều công trình viết về Côn Đảo như: Nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975, Hòn đảo của những di tích và danh thắng, Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, Chiếm tàu địch vượt Côn Đảo, Tiếng hát nữ tử tù, Võ Thị Sáu - Con người và huyền thoại, Có Bác mãi trong tim, Nhà tù Côn Đảo - Nhà lao Phú Quốc....mà Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã hân hạnh giới thiệu và được đông đảo bạn đọc xa gần đón nhận. “Côn Đảo - Từ góc nhìn lịch sử” là tập hợp những chuyên khảo của ông về Côn Đảo trên các diễn đàn khoa học. Cuốn sách đem đến một góc nhìn mới, thông qua từng sự kiện lịch sử, từng nhân vật lịch sử để hiểu sâu hơn về cuộc đấu tranh khốc liệt của những người yêu nước và cách mạng trong cảnh ngộ nghiệt ngã ở “địa ngục trần gian” này, gắn với những bước phát triển thăng trầm của cách mạng Việt Nam. Từng bài viết trong sách đều tái hiện một cách sinh động, chân thực bối cảnh lịch sử và chân dung những nhân vật tiêu biểu trên từng góc độ, ở mỗi thời kỳ, từ khi nhà tù Côn Đảo mới được thành lập (theo nghị định ngày 1-2-1862 của Đô đốc Bonard) cho đến ngày hoàn toàn giải phóng (1-5-1975). Không chỉ có sự kiện và nhân vật, từng tảng đá tại Cầu Tàu lịch sử, từng khe nứt trên vách Chuồng Cọp Côn Đảo hay mỗi tấm bia mộ tại Nghĩa trang Hàng Dương,.cũng hiện lên thật sinh động trong lịch sử đấu tranh kiên cường, bi tráng và xúc động lòng người. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Côn Đảo vẫn sừng sững, hiên ngang, là nơi lưu giữ những chứng tích về tội ác man rợ của thực dân, đế quốc. Cuốn sách “Côn Đảo - Từ góc nhìn lịch sử” dẫn dắt người đọc tìm về cội nguồn Côn Đảo, một di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, nơi có nghĩa trang Hàng Keo - Hàng Dương, hang vạn nấm mộ có tên và không tên của những người con ưu tú từ mọi miền đất nước, được ví như “bàn thờ Tổ quốc”. Nơi ấy ghi sâu trong lòng người đọc những giá trị thiêng liêng của độc lập tự do và đánh thức những khát vọng vươn tới lẽ sống cao đẹp, vượt qua những hạn hẹp của đời thường. Năm 2012 là dịp tròn 150 năm khởi đầu lịch sử đấu tranh bất khuất của các thế hệ người Việt Nam yêu nước ở nhà tù Côn Đảo, là dịp kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng nhà tù Côn Đảo và 37 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu tác phẩm “Côn Đảo - Từ góc nhìn lịch sử” đến đông đảobạn đọc xa gần.