0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

-25%
Các Lý Thuyết Về Trẻ Em Của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget Và Vygotsky - Carol Garhart Mooney

Các Lý Thuyết Về Trẻ Em Của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget Và Vygotsky - Carol Garhart Mooney

66,750₫ 89,000₫
Tình trạng : Còn hàng
  • Thương hiệu: Thái Hà Books
   Cho vào giỏ hàng
   Mua ngay

Các lý thuyết về trẻ em là cuốn cẩm nang dành cho những người thực hành, cũng như là một cuốn giáo trình cho các trường cao đẳng và chuyên nghiệp. Nó được xây dựng dành cho người làm việc với trẻ nhỏ, cho những ai muốn hiểu hơn về việc trẻ nghĩ và hành động như thế nào và làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn với trẻ. Nó bắt đầu bằng một thảo luận về tính chất tương tác ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa lý thuyết và thực hành, cần thiết để làm cho cả lý thuyết và thực hành có ý nghĩa hơn. Nó bao gồm thông tin và những suy nghiệm về công trình của năm trong số những người đóng góp chính cho kho kiến thức về trẻ em, là cơ sở cho những thực hành tốt nhất của chúng ta trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Nó là sách nhập môn cơ bản chứ không mang tính hàn lâm hay lý luận. Tôi hy vọng sẽ khơi gợi được lòng ham học hỏi của những người quan tâm đến mối liên hệ từ lý thuyết đến thực hành và tác động của nó tới những đứa trẻ, những giáo viên và những lớp học trong đời thực. Vì lý do này nên mỗi chương đều kết thúc bằng những câu hỏi thảo luận và những gợi ý đọc thêm.

Những câu chuyện chia sẻ ở đây được lấy từ các lớp học đời thực, nơi tôi trực tiếp làm việc hoặc quan sát những giáo viên khác làm việc. Mỗi chương sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của từng nhà lý thuyết. Những câu chuyện từ lớp học đời thực sẽ được dùng để minh họa cho quan điểm trong các tác phẩm của họ. Đây không phải một cuốn sách nhập môn toàn diện về lĩnh vực này, cũng không đề cập được trọn vẹn về mỗi lý thuyết gia. Tôi hy vọng cuốn sách nhập môn ngắn gọn cơ sở lý thuyết về trẻ mầm non này sẽ cung cấp cho bạn đọc nền tảng cơ bản để hiểu sự phát triển của trẻ ảnh hưởng tới cách thức chúng ta làm việc với trẻ em trong các chương trình giáo dục mầm non như thế nào và sẽ khích lệ chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tài liệu chuyên sâu hơn.

Trích đoạn

Lý thuyết của Dewey

Dewey viết rất nhiều tác phẩm về triết học và thực hành giáo dục nên một cuốn sách dẫn nhập sẽ không thể bao quát hết đóng góp của ông trong lĩnh vực này. Với tư cách là một nhà giáo dục cấp tiến, ông chia sẻ với Lev Vygotsky, Montessori và Piaget những quan điểm trọng tâm của phong trào đó: giáo dục nên lấy trẻ em làm trung tâm; giáo dục cần có tính chủ động của người học và tính tương tác; giáo dục phải gắn với thế giới xã hội và đời sống cộng đồng của trẻ. Năm 1897, Dewey xuất bản một tài liệu về triết lý giáo dục của mình với tên gọi Tín niệm sư phạm của tôi. Đây là những gì ông đã nói về giáo dục:

'Quá trình giáo dục thực sự đến từ sự kích thích các năng lực của trẻ thông qua những yêu cầu từ các tình huống xã hội, mà trong đó trẻ tìm thấy chính mình'. Dewey tin rằng trẻ có thể học tập tốt nhất khi chúng tương tác với người khác, làm việc sát cánh cùng nhau và hợp tác với các bạn đồng lứa cũng như với người lớn. 'Bản năng và năng lực của trẻ chínhlà thứ cung cấp chất liệu và xác định điểm khởi đầu cho mọi quá trình giáo dục'. Theo Dewey, những hứng thú của trẻ sẽ tạo ra cơ sở cho việc lập kế hoạch chương trình giáo dục. Ông cho rằng khi giáo viên lập kế hoạch cho những trải nghiệm học tập  thì cần cân nhắc đến những hứng thú và nền tảng vốn có của mỗi trẻ em cũng như của nhóm cộng đồng mà các em thuộc về.

'Bởi vậy, tôi tin rằng giáo dục là một tiến trình của cuộc sống chứ không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai'. Dewey tin rằng giáo dục là một phần của đời sống. Ông tin rằng chừng nào con người còn đang sống thì chừng đó người ta còn đang học hỏi, và giáo dục nên hướng tới những gì mà con người cần biết ngay trong hiện tại chứ không phải là thứ chuẩn bị cho một đời sống xa xôi trong tương lai. Dewey cho rằng chương trình học cần được thiết kế dựa trên môi trường gia đình, công việc và những tình huống đời sống thực tế khác.

'Đời sống học đường nên được phát triển dần dần từ đời sống gia đình… Việc chính của trường học là làm sâu sắc thêm và mở rộng cảm thức của trẻ về những giá trị gắn liền với đời sống gia đình của các em'.

Dewey cho rằng giáo viên cần phải nhạy cảm với những giá trị và nhu cầu của các gia đình. Giá trị và văn hóa của các gia đình cũng như cộng đồng cần được phản ánh và làm sâu sắc thêm trong những hoạt động diễn ra tại trường.

'Cuối cùng, tôi tin rằng, giáo viên không chỉ đơn thuần tham gia vào việc đào tạo những con người cá nhân mà còn góp phần vào việc xây dựng đời sống xã hội tốt đẹp hơn'. Dewey tin rằng các giáo viên không chỉ có trách nhiệm dạy các môn học, mà còn dạy cách sống thế nào trong xã hội. Hơn nữa ông còn cho rằng, giáo viên không chỉ dạy trẻ mà còn góp phần hình thành nên xã hội.

Lý thuyết của Montessori

Nhiều quan điểm của Montessori đã trở thành nền tảng cơ bản cho cách suy nghĩ của chúng ta về thời thơ ấu, cơ bản đến nỗi chúng ta xem thường nó vì nó quá quen thuộc. Mặc dù vậy, năm 1907, khi Bác sĩ Montessori mở ngôi trường đầu tiên của mình, việc dùng vật dụng và giáo cụ có kích cỡ vừa với trẻ em và quan điểm để trẻ độc lập làm việc vẫn được xem là quan điểm quá cấp tiến. Nghiên cứu của bà về trẻ thơ và những gì mà các em cần học đã ảnh hưởng tới cách thức cơ bản mà các nhà giáo dục tiên phong nghĩ về trẻ em.

Sự nghiệp của bà đã đặt nền móng cho công trình của các nhà lý luận sau này như Piaget và Vygotsky. Rất nhiều quan điểm mà các nhà giáo dục mầm non hiện nay học theo có thể được truy nguyên về Montessori.Tại Hoa Kỳ, một số chương trình giáo dục mầm non được gọi là chương trình Montessori. Vì có nhiều ngôi trường và giáo cụ mang tên Montessorinên nhiều nhà giáo dục cũng như nhiều người khác đôi khi quên mất việc phân biệt di sản tư tưởng của Montessori về trẻ em và về việc học với những chương trình Montessori cụ thể. Có sự đa dạng và khác biệt rất lớn giữa các chương trình – một số bám rất sát với cácnguyên tắc của Montessori, một số khác không liên quan gì tới những tiêu chí của Montessori. Điều quan trọng mà chúng ta cần biết là các lý thuyết …

Mã hàng8935280913295
Tên Nhà Cung CấpThái Hà
Tác giảCarol Garhart Mooney
Người DịchNguyễn Bảo Trung
NXBLao Động
Năm XB2023
Trọng lượng (gr)250
Kích Thước Bao Bì24 x 15.5 x 1
Số trang208
Hình thứcBìa Mềm
Loading