60 Năm Văn Học Đương Đại Trung Quốc - Trình Quang Vỹ, Mạnh Phồn Hoa, Trần Hiểu Minh
- Thương hiệu: NXB Phụ Nữ
-
Thông tin chi tiết
-
Mô tả sản phẩm
-
Bình luận sản phẩm
60 năm văn học đương đại Trung Quốc là công trình nghiên cứu văn học công phu của 3 tác giả Trình Quang Vỹ, Mạnh Phồn Hoa, Trần Hiểu Minh, những giáo sư văn học hàng đầu Trung Quốc, về lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc suốt 6 thập kỷ kể từ năm 1949. Đây chắc chắn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn quan tâm đến dòng chảy văn chương nhiều thác ghềnh và lắm thăng trầm ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
“Lí giải lịch sử không phải là phán đoán lịch sử đúng sai một cách giản đơn, hoặc là vạch ra lịch sử vốn có thể như thế nào, mà là đi nghiên cứu lịch sử vì sao lại như vậy, lịch sử như vậy cuối cùng có nghĩa là gì. Văn học đương đại Trung Quốc hơn 60 năm không phải là kẻ đứng ngoài tiến trình mang tính hiện đại của thế giới, nhưng văn học đương đại của Trung Quốc quả thực Có đặc điểm nổi bật riêng của nó”. Trần Hiểu Minh
“Khi nhìn lại 60 năm lịch sử văn học, chúng ta không chỉ có trăm nghìn xúc cảm mà còn có không ít mâu thuẫn, hoài nghi do dự vì tốc độ chuyển biến nhanh chóng cũng như sự phức tạp của nó. Sự phát triển của lịch sử xã hội và sự phát triển của văn học cứ như vậy ràng buộc lẫn nhau, đây chính là quá trình mang tính hiện đại, tính không xác định” của văn học đương đại Trung Quốc. Nhưng dù thế nào thì đây cũng là một lịch sử văn học hoàn toàn mới mẻ”. Trình Quang Vỹ
Tác giả:
* Trình Quang Vỹ: người Vụ Nguyên, Giang Tây, Giáo sư Viện Văn học, Đại học Nhân dân Trung Quốc, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Đã công bố các công trình: Bàn về thực nghiệm nghệ thuật thi ca của thơ Mông lung; Tập bài giảng văn học: “Thập niên 80” với tư cách là phương pháp; Nghe tiếng cây phong trong mưa gió;“Lịch sử hóa” văn học đương đại; Bước ngoặt của văn hóa...
* Mạnh Phồn Hoa: người huyện Trâu, tỉnh Sơn Đông, Giáo sư thỉnh giảng đặc biệt (Distinguished Professor) tại Đại học Sư phạm Thẩm Dương, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa và Văn học Trung Quốc. Đã Công bố các Công trình: Carnival của chúng thần: Xung đột văn hóa của Trung Quốc đương đại; 1978: Tháng năm nhiệt huyết; Mộng ảo và số phận; Tự sự của sự kiên trì: Chân tướng văn học thế kỉ mới; Bàn về văn học thế kỉ mới – Sau khi kết thúc cách mạng văn học...
* Trần Hiểu Minh: người Quảng Trạch, Phúc Kiến, Giáo sư khoa Văn học, Đại học Bắc Kinh, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Đã công bố Công trình: Sự khiêu khích vô biên; Dấu tích của giải cấu trúc: Lịch sử, diễn ngôn và chủ thể: Thuận văn học còn mãi: Giới hạn của DerridayGiữ gìn tính văn học còn lại; Cánh cửa huyền diệu...
LỜI TỰA
Tủ sách nghiên cứu lịch sử văn học đương đại
“Tính từ Đại hội Đại biểu văn học nghệ thuật toàn quốc năm 1949, lịch sử xây dựng và nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc đã tròn 60 năm. Trong lịch sử Trung Quốc, 60 năm này là khoảng thời gian xã hội nhiều biến động nhất và cũng có rất nhiều cơ hội lịch sử. Nhưng đặt trong tầm nhìn hơn 170 năm, người ta sẽ không hề ngạc nhiên vì những chuyện phong phú, kịch tính, li kì của nó. “Văn học đương đại” ra đời trong giai đoạn lịch sử này - giai đoạn đã trở thành kí ức chung của chúng ta. Trong nghiên cứu lịch sử văn học đương đại, không thể bỏ qua sự tồn tại của lịch sử, coi văn học là một hiện tượng “văn học thuần túy”, đồng thời cũng không thể loại bỏ vô số ràng buộc giữa văn học và lịch sử, coi đó là chuyện không liên quan gì tới người nghiên cứu. Thấy được vấn đề này thì có thể hiểu được vì sao việc nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc đến nay vẫn chưa có được sự thỏa đáng và tính quy phạm trong xây dựng học thuật giống như đối với văn học cổ đại và văn học hiện đại Trung Quốc, ngược lại luôn bị hiểu lầm và bị đánh giá thấp. Điều dễ dàng nhận ra là, trên mảnh đất rộng lớn này, nếu quan niệm lịch sử đương đại đến nay vẫn chưa trở thành “nhận thức chung của xã hội” thì chắc chắn nó sẽ không ngừng làm lung lay cơ sở tư tưởng và cơ sở nghiên cứu của lịch sử văn học đương đại vốn có liên quan mật thiết với quan niệm lịch sử này.
Một nguyên nhân khác khiến nghiên cứu lịch sử văn học đương đại luôn thiếu tính quy củ là không thể xác định được giới hạn cuối của nó. Từ năm 2000 đến nay, các nhà văn có tên tuổi vẫn không muốn ngừng bút, mặc dù đã điều chỉnh một chút tư tưởng tình cảm của mình và nhìn lịch sử một cách sâu xa hơn, số lượng tác phẩm mới của các nhà văn đương đại không ngừng xuất hiện giống như các đợt sóng lớn nối nhau trên dòng Trường Giang mùa hạ. Chú ý đến những tác phẩm mới vẫn là công việc được yêu thích nhất. Điều này khiến rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đương đại không thể không từ bỏ việc nghiên cứu trong âm thầm để chuyển sang lĩnh vực phong phú và đa màu hơn, đó là phê bình văn học đương đại. Phê bình văn học đương đại mang lại cho nghiên cứu lịch sử văn học góc nhìn và thông tin mới mẻ một cách hào phóng, nhưng đồng thời cũng làm nhòe ranh giới giữa “lí luận văn học” và “nghiên cứu lịch sử văn học”. Sáng tác mới của nhà văn nổi tiếng vẫn sẽ gột rửa, viết lại và lật đổ giá trị văn học trong lịch sử đã qua của văn học đương đại, “vượt qua” vẫn là từ được ưa thích nhất trong phê bình văn học đương đại, và chính điều đó đã không ngừng làm rạn nứt quan niệm văn học đương đại. Trong tình hình này, tiêu chuẩn và quy phạm nghiên cứu văn học đương đại thường xuyên bị thay đổi là điều không khó lí giải.
Tủ sách này chủ trương xuất phát từ tư liệu xác thực, lấy vấn đề cụ thể làm đối tượng, triển khai thảo luận “quan niệm lịch sử” trong lịch sử văn học đương đại, căn cứ vào đó quan sát vì sao lịch sử văn học đương đại Trung Quốc lại triển khai dựa trên phương thức này, nhân tố lịch sử ảnh hưởng đến trào lưu văn học, trường phái văn học, phê bình văn học và sáng tác của nhà văn cuối cùng là gì, tổng hợp những nhân tố này lại, chúng ta sẽ có thể dần dần nhận ra được vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại trong bối cảnh học thuật Trung Quốc.
Tủ sách này chủ trương “lịch sử hóa” nghiên cứu lịch sử văn học đương đại, việc trước tiên vạch ra phạm vi nghiên cứu lịch sử nhất định có lẽ là cần thiết, như “Văn học giai đoạn 1949-1966”, “Văn học những năm 80”… nó sẽ có lợi cho việc phân tầng, ngưng kết và từng bước triển khai vấn đề nghiên cứu. Trong quan sát chi tiết vấn đề, nghiên cứu lịch sử cụ thể có thể có ích hơn nghiên cứu khái quát, nhấn mạnh sự phản tỉnh của nhà nghiên cứu đối với vấn đề của mình, cái gọi là lịch sử hóa cũng chỉ có thể tiến hành như vậy.
Tủ sách này coi nghiên cứu lịch sử văn học là nét đặc sắc. Tác giả tủ sách chủ yếu là những học giả hàng đầu trong nước, nhưng không loại trừ sự tham gia của những tác giả trẻ xuất sắc, và đặc biệt hoan nghênh sự tham gia của các học giả hải ngoại. Là tủ sách nghiên cứu lịch sử văn học, cho nên tất nhiên sẽ hi vọng người nghiên cứu lấy hiện tượng văn học đã được suy ngẫm thấu đáo, đã trải qua quá trình lắng đọng làm đối tượng, không đưa ra các phán đoán giản đơn, đại khái; nó nhấn mạnh sự tôn trọng thành quả đã có, hi vọng phong cách của tủ sách có tính mở, đồng thời cũng chủ trương những công trình được đưa vào tủ sách này có tính mở đối với những nghiên cứu không cùng quan điểm với mình.
Tủ sách này là sự mở đầu một lần nữa sau nhiều lần nỗ lực nghiên cứu lịch sử văn học đương đại 60 năm qua, đây là công việc dài kì và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Chúng tôi không dám hi vọng khi xuất bản có thể thay đổi điều gì đó, nhưng cũng tin tưởng rằng tương lai của nghiên cứu lịch sử văn học đương đại không hề tồi tệ.
Chủ biên tủ sách: Trình Quang Vỹ.
Mã hàng | 9786045667453 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Phụ Nữ |
Tác giả | Trình Quang Vỹ, Mạnh Phồn Hoa, Trần Hiểu Minh |
Người Dịch | Đỗ Văn Hiểu |
NXB | NXB Phụ Nữ |
Năm XB | 2020 |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) | 350 |
Kích Thước Bao Bì | 23.5 x 15.5 cm |
Số trang | 344 |
Hình thức | Bìa Mềm |